Monday, March 7, 2016

NHỮNG ĐỨA TRẺ BỊ BỎ RƠI TRONG TỦ GỬI ĐỒ

EBOOK "NHỮNG ĐỨA TRẺ BỊ BỎ RƠI TRONG TỦ GỬI ĐỒ" 


TÁC GIẢ: RYU MURAKAMI
DỊCH GIẢ: TRẦN THỊ CHUNG TOÀN, PHẠM THU HƯƠNG, NGUYỄN THỊ HẠNH VÂN
NHÀ XUẤT BẢN: LAO ĐỘNG
NĂM XUẤT BẢN: 2010
SỐ TRANG 520
THỰC HIỆN EBOOK: HOA QUÂN TỬ






Toàn bộ quyển sách là những khung cảnh đen tối đến ám ảnh, vậy mà ở nơi được xem là tệ hại nhất, là nhà tù trại cải huấn, thì lại nhân văn như thế này đây:

4 người nhận số tù của mình. Đó là những chữ số Hán tự được viết bằng loại mực tàu trên miếng vải trắng. Tadokoro gọi tên và số. Hễ tiếng trả lời quá nhỏ là ông ta lại gọi đi gọi lại vài lần, Hirayama Kunio số 418, Kudo Takumi số 477, Yamane Motohiko số 539, Kuwayama Kikuyuki số 603. 

Mỗi phòng giam đơn rộng bằng khoảng 2 tấm chiếu tatami trơn đã ngả màu trải sẵn ở đó. Mỗi phòng chẳng có gì trừ 1 chiếc chăn bông và 1 chiếc mền mỏng với chiếc gối làm bằng khăn lau cuộn lại trong túi nilon. 3 bên là 3 bức tường bê tông màu kem không có cửa sổ, cửa ra vào được làm từ một tấm gỗ dày. Trên cánh cửa có 2 cái ô nhỏ chỉ có thể mở được từ bên ngoài, ô phía trên ngang với tầm mắt là ô để giám thị quan sát, còn ô phía dưới ngang tầm đầu gối để chuyển cơm bữa sáng và bữa tối vào cho tù nhân. Chiếc đèn ne-on mắc khá cao trên trần nhà để dẫu ai đó có nhảy lên đi chăng nữa thì cũng không thể với tới được. Nhà vệ sinh và nước uống thì ở bên ngoài. Ngoài khoảng thời gian đã quy định nếu phạm nhân nào muốn đi vệ sinh hay muốn uống nước đều phải chờ giám thị đi tuần qua mới xin đi được. Những phạm nhân mới đến sẽ ở trong những phòng giam đơn như thế này trong thời gian tham gia nghe giới thiệu về cuộc sống trong trại và phải kiểm tra nhiều thứ. Bức tường dày kbông cửa sổ hoàn toàn chia cắt với các loại tiếng động, mùi và cảnh sắc khiến những người vào ở mắc phải chứng bệnh sợ phòng kín nhất thời. Đứng về phía những người quản lý mà nói điều đó thuận tiện cho họ. Sự bức bối ở phòng giam đơn khiến nảy sinh cảm giác muốn được tiếp xúc được nói chuyện với một ai đó. Điều đó khiến người ta hiểu rõ tính cách của các tù nhân dễ dàng hơn. Hơn nữa nó cũng phát huy được hiệu quả tuyệt vời của việc huấn luyện nội quy trại cải huấn ngay từ đầu. Vì bị cấm nói chuyện nên những tù nhân phải lặp đi lặp lại bài tập thể dục, tự an ủi mình, ngồi thiền hay thực hiện các bài tập hít thở sâu, chùng thần kinh xuống và chờ đợi ngày được ở phòng chung để cùng tham gia các hoạt động của câu lạc bộ hay những khóa dạy nghề. Hầu hết các tù nhân mới đến đều kêu rằng hãy nhanh chóng giao việc cho họ bất kể là việc gì. Ngược lại nếu ai đó không bị ảnh hưởng bởi sự bức bối của phòng giam đơn ấy, không có bất cứ biến chuyển về mặt tâm ý thì sẽ bị liệt vào danh sách những nhân vật cần phải để mắt tới của phòng giáo huấn…

Những tù nhân mới đến phải trải qua các bài khám lâm sàng, chụp X-quang, cân đo chiều cao cân nặng, kiểm tra thị lực thính lực, kiểm tra chỉ số IQ, kiểm tra độ thích hợp với nghề nghiệp kiểu Hankel, kiểm tra tính cách theo kiểu cộng các chữ số đơn giản của Kraepelin, được xem xét lý lịch học tập, quá trình trưởng thành, tiền án tiền sự và thông qua các buổi gặp gỡ với cán bộ huấn thị để quyết định nghề sẽ học ở trong tù. Song trong trường hợp phạm nhân vẫn còn những rối loạn tâm lý sau khi phạm tội giống như trường hợp của Kiku, hay trường hợp tù nhân có những bất an về cuộc sống trong trại dẫn đến thiếu ổn định trong cảm xúc thì thời gian để quyết định nghề học được kéo dài thêm 6 tháng và được chuyển sang làm công việc tự kinh doanh trong trại. Kiku được chuyển đến tổ chia cơm nấu cơm số 3. Ở trại cải huấn dành cho phạm nhân tuổi vị thành niên, buổi sáng phải dậy lúc 6h40 phút. Tuy nhiên những người trong tổ nấu cơm phải dậy trước đó 2 tiếng để chuẩn bị bữa sáng.

Trại cải huấn có một cơ chế quản lý hoàn hảo. Không phải dùng vũ lực để quản lý tù nhân mà đó chính là phương pháp dập tắt hết hết thảy mọi cơ hội chống đối ngay từ khi còn trong trứng nước. Nghe nói có tù nhân đã tiết lộ rằng nếu không có những bức tường bằng bê tông cao ngất bao ngăn xung quanh khu giam giữ với 2 tầng cửa thép ở cửa ra vào các khu phòng thì ở đây chẳng khác gì một trường học mà tất cả học sinh đều ở luôn tại ký túc của trường cả. Trang thiết bị ở đây đầy đủ và người ta cố gắng để không có sự bất công nào dù là việc nhỏ nhất trong cuộc sống tại trại. Ví dụ như về bữa ăn chẳng hạn, cứ 2 tháng một lần người ta tiến hành điều tra khẩu vị của tất cả mọi tù nhân, lượng bánh mỳ hay cơm của bữa chinh được chia thành 5 mức và người ta phát chúng dựa trên kết quả đo mức độ vất vả của cơ bắp đối với từng loại công việc. Có nghĩa là những người lao động nặng nhọc thì sẽ được ăn nhiều hơn.

Có điều là vào những khoảng thời gian rỗi, sau khi các tù nhân túa mồ hôi trong 2 ngày thể dục trong tuần, những lúc ăn cơm với thực đơn đã được các chuyên gia dinh dưỡng tính toán phù hợp, lúc ngồi trong phòng giải trí nghe nhìn xem vô tuyến hay lúc nghe nhạc hoặc trước khi đi ngủ, cái mà tất cả các tù nhân nghĩ đến là cánh cửa thép 2 tầng ở lối ra vào và bức tường bao cao ngất. Khi còn lại một mình, cái mà họ nghĩ đến chắc chắn là thế giới bên ngoài kia. Ai cũng phát cuồng lên muốn ra khỏi nhà tù để được cùng ăn bữa cơm với gia đình mình. Họ tìm kiếm mọi thứ trong cuộc sống sinh hoạt ở đây đáng để có thể coi là lý do khiến họ trốn trại. Họ tìm những yếu tố khiến họ quyết tâm phải trốn trại, hay những kẻ gây sự để họ khiến mình phải trốn ra. Nhưng kết cục khi nhìn ra xung quanh họ phát hiện ra rằng chẳng có gì cả. Tuy họ bị giam giữ, bị trông chừng nhưng họ nhận ra rằng chỉ cần quên đi điều đó thôi là họ sẽ chẳng bao giờ phát hiện ra điều gì bất mãn để khiến họ nghĩ đến chuyện trốn trại cả. Họ hướng mình vào các hoạt động hướng nghiệp, các hoạt động câu lạc bộ hay các môn thể thao để cố gắng sống thoải mái nhất trong phạm vi có thể. Sau một thời gian thấy thỏa mãn họ lại dấy lên ý nghĩ là nếu như không có bức tường và cánh cửa thép dầy kia, nếu như có gia đình họ ở đây thì... Cứ đôi ba lần lặp đi lặp lại như vậy rồi sẽ đến lúc nào đó các tù nhân có được quyết tâm sẽ ở đây cho đến khi được tha trước thời hạn. Nghĩa là họ biết chấp nhận thời gian. Những tù nhân hiểu ra rằng cái ngăn cách họ với thế giới bên ngoài kia không chỉ là bức tường ngăn cao ngất và tấm cửa thép dầy mà còn có cả thời gian nữa. Đến khi đó họ chỉ chăm chăm chú ý đến việc rút ngắn được thời gian đó mà thôi. Họ tự hướng mình vào việc dành lấy các dải vải màu vàng, màu bạc để thành người tù kiểu mẫu và tự ru ngủ các tham vọng khác. Những người tù đã biết chấp nhận gặm nhấm thời gian ngồi tù của mình sẽ không bao giờ nghĩ đến việc chạy trốn nữa. Họ khép mình vào giấc ngủ đông ngắn.

Biện pháp quản lý này là phương pháp tối ưu nhất và được thiết lập nên bởi sự cân bằng vô cùng mong manh. Một người tù trốn trại cũng có thể phá vỡ sự cân bằng đó. Điều mà những người quản lý trại lo ngại nhất là việc tù nhân tự sát. Cách quản lý đưa mọi người rơi vào trạng thái trầm uất mãn tính và phẳng lặng ấy cũng giống như cách làm trong trại dưỡng lão. Do vậy thế nào cũng xuất hiện những trường hợp tự sát và nếu nó đã xuất hiện thì sẽ lan rất nhanh thành phong trào. Chỉ cần vài người tự sát khiến cho toàn trại trở nên căng thẳng, các tù nhân sẽ cảm thấy bất an và dao động. Và rất có thể các tù nhân sẽ nhất loạt quẳng đi hết ra những quãng thời gian mà họ đã từng gặm nhấm ấy. Nhằm ngăn chặn sự tiến triển của căn bệnh xa lánh mọi người của Kiku mà nếu nó diễn biến xấu đi sẽ dễ dẫn đến tự sát, phòng giáo huấn chuyển Kiku đến phòng giam chung của tổ nấu cơm với dụng ý đặt anh trong nhóm người cùng có chung mục tiêu thi đỗ vào ngành huấn luyện hàng hải của trại.

Khi tiếng nồi hơi réo, cơm đã nấu xong là lúc khu bếp đầy hơi nước và ồn ã tiếng quát tháo. Tổ chia cơm có 3 đội với tổng cộng 18 người, mỗi ngày phải phụ trách chia 3 bữa cơm với 1200 suất ăn. 3 đội thay phiên nhau, hai ngày làm một ngày nghỉ. Có hai đầu bếp chuyên phụ trách. Kiku và các bạn theo sự phân công của đầu bếp lúc thì phải thái hành và bắp cải, lúc thì vo gạo hay trộn cả núi dưa muối, lúc tại ngâm đỗ, cân đong muối, vớt đồ rán. Sau khi chuẩn bị xong thức ăn cho 400 người lại phải chia ra các xô để chia cho mọi người. Khi múc canh tương ra các xô, họ phải dùng chiếc gáo cán dài. Đó là để họ có thể múc được cái ở dưới đáy nồi nhằm chia cho đều. Sau khi chia thức ăn xong, trong lúc chờ rửa bát đĩa bẩn cả đội được nghỉ chút ít.

Kiku và Yamane đến phiên kiểm thực cho bữa trưa. Kiểm thực nghĩa là trưởng phòng hành chính, trưởng phòng giáo huấn, giám đốc trại theo lần lượt sẽ thừ nếm thức ăn trước khi đem đi chia cho các phạm nhân. Họ phải bày thức ăn trong thực đơn lên trên cái khay sơn được đậy nắp kính để tránh bụi vào phòng giám đốc. Cơm nấu theo tỷ lệ 7 gạo 3 mì, cá trích ướp muối nướng, đậu ninh với rau kiona, súp tảo wakame. Sau khi ông giám đốc gắp từng miếng ăn thử, ông nhờ Kiku đi tưới cây. Còn ông nhờ Yamane cho con chim sẻ Giava được nuôi ở cạnh cửa sổ ăn và thay tờ giấy báo lót chuồng cho nó...

Download


No comments:

Post a Comment